Hội thảo QMFS 2021+1

Hội thảo QMFS 2021+1

Hội thảo Khoa học Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm (Quality Management and Food Safety – QMFS) được Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hai năm một lần nhằm nâng cao năng lực đào tạo, nghiên cứu và tăng cường hợp tác liên ngành trong lĩnh vực Quản lý Chất lượng và An toàn Thực phẩm. Năm nay Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm (Trường ĐH BKHN) phối hợp với Công Ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert tổ chức hội thảo khoa học Quản lý Chất lượng và An toàn Thực phẩm – QMFS2021+1 trong ngày 14 tháng 10 năm 2022 tại Khách sạn Hôtel du Parc Hanoi, 84 Trần Nhân Tông, Hà Nội.

Hội thảo QMFS 2021+1 đồng tổ chức bởi viện CNSH&CNTP, trường ĐH BKHN cùng công ty VinaCert

Đây là lần thứ sáu hội nghị QMFS được tổ chức tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Kể từ hội nghị lần thứ nhất vào năm 2011, sứ mệnh của QMFS là thúc đẩy chất lượng và an toàn thực phẩm tại Việt Nam. QMFS tạo cơ hội cho các chuyên gia và nhà khoa học thực phẩm gặp gỡ, trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm và các lĩnh vực liên quan khác. Năm nay, BTC đã xây dựng hội nghị QMFS với các chủ đề nghiên cứu khác nhau về kiểm soát và phân tích chất lượng thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng thực phẩm, ứng dụng probiotics để đảm bảo thực phẩm an toàn, nghiên cứu và phát triển protein có nguồn gốc thực vật là những vấn đề quan trọng để đảm bảo cho hệ thống thực phẩm an toàn, bền vững và lành mạnh.

Hội nghị đón tiếp 180 đại biểu đến từ các trường đại học, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm khách quốc tế đến từ Pháp, Anh, Thái lan, Cộng hòa Séc, Malaysia. Khách mời Việt Nam đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thực phẩm và các lĩnh vực liên quan. Hội thảo được đón tiếp các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Quản lý an toan thực phẩm: TS. Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ NN và phát triển Nông thôn, TS. Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, GS. Phan Thị Kim, nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế. Ngoài ra, Hội thảo đón tiếp Ông Nguyễn Song Hà, đại diện đến từ Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới của Liên hợp quốc tại Việt nam (FAO); các đại diện đến từ Trường Đại học, Viện Nghiên cứu: PGS.TS. Đào Thế Anh, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, PGS. Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch, GS. Thái Hoàng, Tổng biên tập tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, GS. Phạm Văn Thiêm, Chủ tịch Hội khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam, TS. Nguyễn Bá Thanh, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, PGS.TS. Nguyễn Minh Nhật, Trưởng khoa Hóa học, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, và đại diện các trường Đại học đối tác, Đại diện các chương trình nghiên cứu trọng điểm của nhà nước thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội phát biểu tại hội nghị QMFS 2021+1

GS.TS. Huỳnh Trung Hải, Trưởng phòng Quản lý Nghiên cứu trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tại hội nghị QMFS 2021+1

PGS.TS. Chu Kỳ Sơn, Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm tham gia hội nghị QMFS 2021+1

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Chính phủ Việt Nam đến năm 2030 nêu rõ, khoa học sức khỏe sẽ là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh nhu cầu phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện đại, việc xây dựng hệ thống chế biến thực phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm mà còn coi hệ thống thực phẩm lành mạnh và bền vững là nhiệm vụ rất quan trọng. An toàn thực phẩm toàn diện đòi hỏi nỗ lực của nhiều bên liên quan bao gồm cả các trường đại học. Tôi tin rằng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cùng với các bạn – các trường đại học đối tác, các ngành công nghiệp, các bên liên quan của chính phủ và nhiều nơi khác đã và đang hợp tác để thúc đẩy đổi mới thực phẩm và chuyển giao công nghệ thực phẩm vì một xã hội tốt đẹp hơn.

Phát biểu tại Phiên tòan thể, TS. Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có bài trinh bày về Đảm bảo chất lượng, an toàn, minh bạch Hệ thống thực phẩm, trong đó nhấn mạnh giải pháp chuẩn bị nguồn nhân lực tham gia hệ thống thực phẩm, tham gia đảm bảo chất lượng, an toan theo chuỗi giá trị, tham gi hệ thống hỗ trợ, hệ thống điều chỉnh; chất lượng nguồn nhân lực quyết định chất lượng hệ thống thực phẩm, qua đó khẳng định vai trò của đào tạo. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và sự thay đổi hanh vi tiêu dùng, chiến tranh, xung đột leo thang, sự gia tăng giao thương thực phẩm, sự phát triển của Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin dẫn đến sự thay đổi cơ cấu, chủng loại cây trồng, vật nuôi;  đứt gãy chuỗi cung ứng; khủng hoảng thiếu và khủng hoảng cục bộ và đa dạng chủng loại thực phẩm; đa dạng chuỗi giá trị, đặt ra vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng; chất lượng, an toàn thực phẩm được cải thiện; quy mô nhỏ, chất lượng không ổn định; Tỷ lệ vi phạm ATTP, ngộ độc thực phẩm giảm nhưng còn ở mức cao hơn so với các quốc gia phát triển;

TS. Nguyễn Như Tiệp

Nguyễn Thị Minh Hà, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Codex, Ủy ban Codex quốc tế Hệ thống tiêu chuẩn Codex quốc tế, Tra cứu tiêu chuẩn Codex có bài trình bày về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn Codex.

Bà Nguyễn Thị Minh Hà

PGS.TS. Đào Thế Anh, Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam, có bài phát biểu trình bày về Hệ thống thực phẩm tại Việt Nam với những đặc điểm và thách thức. Chuyển đổi hệ thống thực phẩm cần các hành động của nhiều bên liên quan và nghiên cứu đa ngành. Mặc dù Việt Nam có khung pháp lý về an toàn thực phẩm hiện đại, nhưng cần phải tổ chức các chương trình đào tạo hiệu quả và hiệu quả về đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro và truyền thông rủi ro cho các bên liên quan có liên quan trong hệ thống thực phẩm, tăng cường cách tiếp cận dựa trên rủi ro để quản lý rủi ro về an toàn thực phẩm bằng cách, ví dụ, thành lập một trung tâm đánh giá rủi ro, tăng cường hỗ trợ tài chính và con người cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, Về lâu dài, hướng tới việc thành lập một cơ quan điều phối quản lý an toàn thực phẩm từ cấp quốc gia đến cấp huyện, tích hợp quản lý an toàn thực phẩm trong quản trị chuỗi giá trị. Với một hệ thống thực phẩm biến đổi nhanh chóng, dễ bị tổn thương và không bền vững, cần có sự đầu tư có trách nhiệm và minh bạch hơn. Chính vì vậy yêu cầu hành động hợp tác khẩn cấp ở các cấp độ khác nhau. Chủ đề của Hội thảo QMFS sẽ đóng góp tích cực cho Chương trinh hành động Hệ thống thực phẩm Quốc gia NAP vào năm 2030 tại Việt Nam

PGS.TS. Đào Thế Anh

Anil Kumar Anal. Đến từ Học viện Công nghệ Châu Á AIT, có bài trình bày về Xu hướng mới và khẩn cấp trong an toan thực phẩm, những vấn đề, thách thức và tác động. Trong bối cảnh Đến năm 2050, dân số thế giới sẽ đạt 9,1 tỷ, cao hơn 34% so với hiện nay. Để cung cấp thức ăn này lớn hơn, thành thị nhiều hơn và dân số giàu hơn, sản xuất lương thực phải tăng 70 %. Trong các vấn đề an toan thực phẩm xuyên suốt chuỗi cung ứng thực phẩm, hiện tượng kháng kháng sinh trong chăn nuôi đang là vấn đề nổi cộm được nhiều người quan tâm.

GS. Anil Kumar Anal trình bày tại hội nghị QMFS 2021+1

Kết thúc phiên tòan thể, Chương trình chính của Hội thảo chuyên ngành QMFS2021+1 được tiếp tục với và 04 phân ban bao gồm: Phân ban kỹ thuật với chủ đề : Phân tích, kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc thực phẩm, Hội nghị bàn tròn Chương trình Đào tạo An toàn thực phẩm – Trường đại học và Đối tác: Liên kết bền vững để phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trong ngành Công nghiệp thực phẩm/ Đảm bảo An toàn thực phẩm, Workshop Probiotics: Xu hướng thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đảm bảo an toàn chuỗi thực phẩm và Hội thảo kết nối: Triển vọng tương lai của protein từ thực vật. Chương trinh được diễn ra theo hình thức phối hợp: trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng teams dành cho các thành viên không tham gia trực tiếp.

Thông tin chi tiết về Hội thảo được đăng tải trên website tại đây.

Một vài hình ảnh đẹp từ hội thảo

Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm