Lịch sử của Bộ môn
Năm 1985 từ Khoa Công nghệ Thực phẩm, theo định hướng phát triển của Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Bách Khoa Hà nội thành lập Trung tâm Công nghệ Sinh học. Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm là đào tạo cán bộ khoa học công nghệ trình độ cao về Công nghệ Sinh học.
Năm 1999 Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm được thành lập trên cơ sở sát nhập trung tâm Công nghệ sinh học và khoa Hóa Thực Phẩm trường Đại học Bách Khoa Hà nội. Nhiệm vụ của Viện là đào tạo các ngành: Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, và Máy thực phẩm. Bộ môn Công nghệ Sinh học được được tách ra từ bộ môn Vi sinh và Kỹ thuật di truyền vào năm 2003. Lúc đó bộ môn có 8 thành viên bao gồm 6 cán bộ giảng dạy và 2 cán bộ phục vụ giảng dạy.
Giới thiệu chung
Bộ môn Công nghệ sinh học được thành lập năm 2003 trên cơ sở tách ra từ bộ môn Vi sinh và kỹ thuật di truyền. Đến nay bộ môn gồm 6 thành viên bao gồm 5 cán bộ giảng dạy và 1 cán bộ kỹ thuật, trong đó 3 PGS TS, 2 TS và 1 ThS. Đội ngũ cán bộ giảng dạy được đào tạo bài bản tại các nước có nên khoa học công nghệ tiên tiến như Nga, Pháp, Đức, Nhật. Bộ môn tham gia đào tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ thuộc các chuyên ngành Kỹ thuật Sinh học, Kỹ thuật Thực phẩm, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm.
Kể từ ngày đầu thành lập, bộ môn đã và đang chủ trì, tham gia hàng chục đề tài nghiên cứu các cấp về các lĩnh vực công nghệ enzym, công nghệ các sản phẩm lên men, các chất có hoạt tính sinh học, công nghệ xử lý nước thải. Việc đào tạo ở trình độ sau đại học gắn chặt với nghiên cứu. Các học viên sau đaị học có cơ hội được làm việc trong một môi trường khoa học công nghệ cao để chuẩn bị tốt nhất cho con đường phát triển của bản thân.
Danh sách cán bộ
PGS. TS. Nguyễn Lan Hương – Trưởng Bộ môn
TS. Nguyễn Trường Giang – Phó trưởng Bộ môn
PGS. TS. Quản Lê Hà
PGS. TS. Lê Thanh Hà
TS. Lê Tuân
Th.S. Phạm Thị Quỳnh