1. Số lượng sinh viên
Năm tuyển sinh | Khóa | Số lượng tuyển sinh |
2017 | K62 | 80 |
2018 | K63 | 80 |
2019 | K64 | 95 |
2020 | K65 | 100 |
2021 | K66 | 120 |
2022 | K67 | 98 |
Mã tuyển sinh: BF1
Thống kê sinh viên đã tốt nghiệp trong 5 năm gần nhất:
- 0,5% SV tốt nghiệp loại xuất sắc;
- 7.0% SV tốt nghiệp loại giỏi;
- 82.3% SV tốt nghiệp loại khá;
- 5.08 là số năm trung bình để sinh viên tốt nghiệp Kỹ sư KTSH (thời gian đào tạo chuẩn là 5 năm);
- > 90% SV có việc làm ổn định trong thời gian 6 tháng sau khi tốt nghiệp.
2. Mã ngành đào tạo: 7420202
3. Khung chương trình đào tạo
Khung Chương trình đào tạo Kỹ thuật Sinh học bao gồm: khối kiến thức cơ bản, khối kiến thức cơ sở cốt lõi ngành, khối kiến thức tự chọn theo định hướng chuyên ngành, và các khối kiến thức theo chương trình kỹ sư, tích hợp cử nhân – thạc sĩ.
Chi tiết khung chương trình đào tạo:
- Khung chương trình cử nhân KTSH (update 01/12/2019)
- Khung chương trình kỹ sư KTSH (update 07/2021)
- Khung chương trình tích hợp KTSH (update 03/2021)
Tháng 6/2019, chương trình đào tạo KTSH đã được kiểm định và đánh giá quốc tế bởi tổ chức uy tín AUN_QA! – Xem chứng nhận kiểm định chương trình
4. Mô tả chương trình đào tạo
Bắt đầu tuyển sinh năm 1996, tính đến nay, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã và đang đào tạo 25 khóa kỹ sư ngành Kỹ thuật Sinh học. Định hướng đào tạo chú trọng chất lượng hơn số lượng. Những năm đầu, mỗi khóa đào tạo của chương trình bao gồm từ 50-60 sinh viên, đến nay, mỗi khóa đào tạo từ 100-120 SV. Qua 20 khóa, Viện CNSH & CNTP đã đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư chuyên ngành Kỹ thuật Sinh học, phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và xã hội.
Kỹ thuật Sinh học là một chuyên ngành của Công nghệ sinh học, trong đó các kiến thức sinh học và kiến thức công nghệ được kết hợp nhằm khai thác khả năng của các tác nhân sinh học tự nhiên hoặc tạo mới cho việc tạo thành sản phẩm. Việc kết hợp hai mảng kiến thức này cho phép ứng dụng các nguyên tắc của hệ thống sống trong việc tạo sản phẩm công nghệ sinh học ở quy mô công nghiệp, mà nếu thiếu nó, không thể có sản phẩm Công nghệ sinh học và nền công nghiệp Công nghệ sinh học.
Kỹ sư Kỹ thuật Sinh học làm việc trong vùng giao thoa của các lý thuyết sinh học, kiến thức và kỹ năng kỹ thuật, kết nối hai mảng Khoa học sự sống và Công nghệ với nhiệm vụ” “Đưa kỹ thuật vào cuộc sống” thông qua việc chuyển năng lực của các vật liệu sinh học thành các dạng sản phẩm cần cho cuộc sống con người. Việc thiết kế thành công và khả năng làm chủ các quy trình công nghệ tạo sản phẩm dựa trên khai thác khả năng trao đổi chất của tác nhân sinh học, cho phép chuyển khả năng tạo sản phẩm của các tác nhân sinh học này thành sản phẩm là chìa khóa cho xây dựng thành công ngành công nghiệp công nghệ sinh học. Các lĩnh vực hoạt động của Kỹ thuật Sinh học bao gồm lựa chọn hoặc tạo mới tác nhân sinh học từ sinh vật, thiết kế công nghệ và vận hành hệ thống lên men tương ứng với tác nhân sinh học lựa chọn, thiết lập công nghệ chuyển hóa nguyên liệu sinh học thành sản phẩm và thu hồi các sản phẩm này dưới các dạng sản phẩm với mức độ tinh khiết; cấu trúc hóa thành sản phẩm sinh học phục vụ các ngành công nghiệp bao gồm công nghệ thực phẩm, công nghiệp dược phẩm, nông nghiệp, môi trường và các ngành công nghiệp khác.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật sinh học có khả năng làm chủ các công nghệ đặc thù của công nghệ sinh học, bao gồm từ làm việc với tác nhân sinh học (mức độ phân tử hoặc tế bào được tạo ra nhờ công nghệ tái tổ hợp DNA), đến thiết kế và quản trị hệ thống công nghệ và sản phẩm (thiết lập quy trình công nghệ, kiểm soát quá trình, quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm công nghệ sinh học trong suốt quá trình từ nguyên liệu tới sản phẩm cuối). Có thể kế đến một số công việc như:
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu phát triển sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ sinh học, thực phẩm và môi trường tại các trường Đại học và các Viện nghiên cứu;
- Thiết kế công nghệ sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, tổ chức, quản lý và điều hành sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sinh học, công nghệ môi trường, nông nghiệp, y tế;
- Vận hành, bảo dưỡng thiết bị công nghệ sinh học và các lĩnh vực có liên quan
- Tư vấn thiết kế, giám sát tại các quá trình công nghệ, thiết bị công nghệ sinh học;
- Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty, nhà máy sản xuất, các đơn vị nghiên cứu, hợp tác nước ngoài, các đơn vị trong và ngoài nước và nhiều đơn vị khác.
5. Cơ hội học bổng dành cho sinh viên
- Học bổng theo quy định của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội;
- Học bổng khuyến học dành cho sinh viên vượt khó và sinh viên giỏi của các công ty và cựu sinh viên/giảng viên của viện;
- Học bổng trao đổi/đào tạo sinh viên đại học và sau đại học với các trường và doanh nghiệp đối tác;
- Học bổng và giải thưởng dành cho sinh viên nghiên cứu khoa học;
- Học bổng đạo tạo sau đại học (Thạc sỹ, tiến sỹ).
6. Nghiên cứu khoa học và các hoạt động ngoại khóa
- Cơ hội tham gia NCKH ngay từ năm thứ 3;
- Cơ hội tham gia & tham gia tổ chức các hoạt động phong trào sinh viên từ Liên chi đoàn, Liên chi Hội SV Viện CNSH & CNTP;
- Cơ hội tham gia các CLB SV Viện như CLB FOBIC, CLB Tiếng Anh;
- Cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa do Đoàn trường, các Phòng/ban, các CLB trong trường tổ chức;
- Cơ hội giao lưu các doanh nghiệp
- Và nhiều hoạt động ngoại khóa khác.