Trường Công nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm tổ chức đánh giá thị hiếu cho các dự án nghiên cứu của Dự án châu Âu

Trường Công nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm tổ chức đánh giá thị hiếu cho các dự án nghiên cứu của Dự án châu Âu

Ngày 24-26/03/2014, tại Trường ĐHBKHN, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm  tổ chức Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm “bánh mỳ bổ sung bột sắn chất lượng cao (HQCF)”, sản phẩm nghiên cứu của dự án  Gratitude
Đây là một trong những sản phẩm nghiên cứu của Viện CNSH-CNTP, là mộ trong những thành viên của dự án “Giảm thiểu tổn thất trong thu hoạch và chế biến cây có củ” (GRATITUDE) (www.fp7-gratitude.eu) thuộc chương trình khung FP7 do Cộng đồng chung Châu Âu tài trợ. Viện Tài nguyên thiên nhiên (NRI), Trường Đại học Greenwich, Vương quốc Anh  làm chủ dự án.
Sản phẩm bánh mỳ có bổ sung bột sắn chất lượng cao (HQCF)
Phát biểu nhân sự kiện này, PGS Tô Kim Anh – Điều phối Dự án Gratitude tại Việt Nam cho biết: “Tại Việt Nam, thông thường chỉ có 2 sản phẩm phổ biến là tinh bột sắn và sắn lát được sản xuất từ sắn củ. Dự án nghiên cứu phát triển HQCF từ sắn củ và tìm đầu ra cho sản phẩm này. Bánh mỳ sử dụng HQCF là một trong các sản phẩm ứng dụng thử nghiệm HQCF do dự án phát triển. Nghiên cứu đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với bánh mỳ bổ sung bột sắn, là một bước quan trọng trong nghiên cứu phát triển sản phẩm mới này.
Kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ là cơ sở để Viện CNSH-CNTP làm việc và hợp tác với các nhà sản xuất và chế biến sắn với mục tiêu phát triển thị trường cho HQCF. Bên cạnh sản phẩm HQCF, dự án còn nghiên cứu chế biến phụ phẩm của ngành chế biến sắn thành các sản phẩm có giá trị gia tăng, giảm thiếu tổn thất trong chuỗi giá trị sắn, mở ra triển vọng khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có tại Việt Nam, tăng hiệu quả tổng thể của nhà máy chế biến sắn, tăng thu nhập cho người trồng sắn”.
Đã có 145 người được mời để đánh giá sản phẩm, và trả lời phiếu điều tra về những ý kiến đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm. Cùng tham gia đánh giá thử nghiệm sản phẩm đợt này, còn có sự hỗ trợ của  các thành viên dự án đến từ NRI. Phát biểu nhân dịp này,  TS Aurélie Bechoff khẳng định “Chúng tôi hi vọng dự án sẽ mang lại lợi ích cho người Việt Nam đặc biệt là những người nông dân trực tiếp trồng sắn. Tôi thực sự ấn tượng với hoạt động này và có cơ hội tôi nhất định tôi sẽ quay lại Việt Nam để tham gia những hoạt động tương tự như vậy”.
Hoàng Anh
Ảnh Trung Kiên