Tuần báo Fobic số 4: ĐỘNG VẬT CÓ SAY RƯỢU KHÔNG?

Tuần báo Fobic số 4: ĐỘNG VẬT CÓ SAY RƯỢU KHÔNG?

Việc con người say xỉn chắc hẳn quá đỗi quen thuộc đối với chúng ta, nhưng bạn đã bao giờ hình dung ra động vật khi say thế nào không? Phải chăng chúng sẽ có những hành động kỳ quặc nhưng thú vị?

Sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng không chỉ con người mà ngay cả các loài động vật cũng biết say, thậm chí chúng còn là những tay “bợm rượu” đích thực. Những loại hoa quả chín quá mức với lượng đường bên trong chuyển hóa thành rượu là nguyên nhân chính khiến cho các loài động say xỉn.

   Hình ảnh động vật say xỉn

Bạn đã từng nghe tới chim Bohemian Waxwing phải vào trại cai nghiện chưa?

Nghe khá thú vị phải không? Và thực tế vào năm 2014, một số cá thể của loài này đã được các chuyên gia đưa đến cơ sở điều trị chăm sóc sức khỏe ở Yukon, Canada để giải rượu vì ăn quả Rowan quá nhiều – một loại quả mọng lên men mà chim Bohemian ưa thích.

Không chỉ vậy, một số loài khác như voi Nam Phi thường đi tìm quả cây Marula để thưởng thức và sau đó rơi vào tình trạng say xỉn: “Chúng nằm vật ra đất hay nhảy tưng tưng không kiểm soát” – nhà tự nhiên học người Pháp – Adolphe Delegorgue.

Hay loài chó có xu hướng bị thu hút nhiều hơn với đồ uống làm từ trái cây, cocktail, rượu táo và thức ăn có cồn là thành phần chính.

Với những lí do trên, động vật đã được các nhà khoa học lựa chọn để nghiên cứu về những ảnh hưởng của cồn trên cơ thể người. Để mô hình hóa hành vi uống rượu của con người và nghiên cứu cách rượu gây hại cho các cơ quan. Cụ thể như sau:
Khi rượu vào dạ dày, khoảng 20% ngay lập tức đi thẳng vào máu, sau đó nhanh chóng di chuyển đến gan, tụy và não. Trước tiên thành acetaldehyde sẽ bị phá vỡ, tiếp đó enzyme ALDH biến acetaldehyde thành acetate không độc. Tác động của rượu lên cảm xúc, nhận thức và hành vi phụ thuộc vào độ nhạy của não – hay thường được gọi là độ say. Làm tăng chất ức chế và giảm sự giao tiếp của các tế bào thần kinh.

Nồng độ cồn ảnh hưởng lên cơ thể

 

Tùy thuộc vào vào nồng độ rượu có trong máu mà cơ thể có những biểu hiện khác nhau. Một lượng tiêu thụ vừa phải có tác động bảo vệ tim, những tác động có lợi của các chất chống oxy hóa hay nitơ oxit có tác động thúc đẩy dòng chảy của máu. Thậm chí có thể giảm lo âu và tăng sự hòa đồng,… Nhưng nếu sử dụng một lượng rượu quá lớn có thể gây ngộ độc cấp tính dẫn đến tử vong.
Vì thế, khi bạn trông thấy một con voi đang nhảy tưng tưng hay một con chó bước đi lảo đảo thì chắc chắn chúng không được tỉnh táo đâu. Vậy nên, hãy sử dụng rượu một cách hợp lý, theo hướng tích cực để không rơi vào tình cảnh trớ trêu bạn nhé !

 

Nguồn tham khảo:  

– Sách “How food works 168,169”

 – National geographic

 – pubs.niaaa.nih.gov

 – akc.org

 

Nguyễn Thúy Hiền KTTP.01 – K65

                    Nguyễn Thị Mai Linh KTTP.04 – K66