Danh sách đề tài

Danh sách đề tài

Các đề tài nghiên cứu do Bộ môn Công nghệ thực phẩm chủ trì hoặc tham gia từ 2011 – nay

Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước:

  • Sản xuất thử nghiệm xúc xích khô và bán khô bằng công nghệ vi sinh (PGS. TS. Phan Thanh Tâm). Dự án SXTN Bộ Công Thương 2015-2017

Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ:

  • Hoàn thiện Công nghệ chế phẩm kháng vi sinh vật từ phụ phẩm chế biến tôm ứng dụng để bảo quản thịt tươi (PGS. TS. Hồ Phú Hà). DASXTN Bộ Giáo dục và đào tạo 2014-2017
  • Hoàn thiện công nghệ sản xuất cồn theo công nghệ dịch hóa, đường hóa và lên men đồng thời ở nhiệt độ thường (TS. Chu Kỳ Sơn). Dự án SXTN Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013-2016

Đề tài KHCN cấp Nhà nước

  • Nghiên cứu phát triển công nghệ tích hợp sản xuất cồn không gia nhiệt ở nồng độ chất khô cao (Bộ KHCN). (PGS. TS. Chu Kỳ Sơn), 2020 – 2022
  • Nghiên cứu đặc điểm sinh học và hoạt tính của các chủng Bacillus để sản xuất chế phẩm probiotic an toàn dùng cho chăn nuôi (PGS. TS. Hồ Phú Hà). Bộ Khoa học và Công nghệ, 2019 – 2022
  • Khai thác hợp chất kháng vi sinh vật từ phụ phẩm nhà máy thủy sản bằng phương pháp sinh học và ứng dụng trong bảo quản thịt tươi (TS. Hồ Phú Hà). Đề tài tiềm năng, 2011- 2012.

Đề tài NAFOSTED

  • Thủy phân tinh bột sống (sắn và khoai lang) ở nhiệt độ thấp và ở nồng độ chất khô cao: từ nghiên cứu động học và cơ chế thủy phân đến cải thiện hiệu suất thủy phân (TS. Nguyễn Tiến Cường). Quỹ phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia NAFOSTED, MS 106-NN.02-2016.56, 2017-2019
  • Nghiên cứu đặc tính chức năng của aminoreductone và tối ưu hóa sự tạo thành aminoreductone trong phản ứng Maillard (TS. Vũ Thu Trang). Quỹ phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia NAFOSTED, 2012-2013.

Đề tài Nghị định thư

  • Nâng cao giá trị các phụ phẩm của các nhà máy sản xuất cồn làm thức ăn chăn nuôi chất lượng cao (TS. Chu Kỳ Sơn). Nghị định thư Việt Nam và Rumania, Bộ Khoa học và Công nghệ, 2013-2015.

Đề tài KHCN cấp Bộ

  • Nghiên cứu sản xuất cồn từ gạo bằng phương pháp dịch hóa, đường hóa và lên men đồng thời cho (TS Chu Kỳ Sơn).Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013-2014.
  • Nghiên cứu đa dạng và khả năng sinh hợp chất kháng sinh, chất chống ung thư của xạ khuẩn nội cộng sinh trên một số cây dược liệu tự nhiên (TS Vũ Thu Trang). Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014-2015.
  • Nghiên cứu các biện pháp chống thoái hóa tinh bột và ứng dụng trong sản xuất bánh ngọt tươi (TS. Lương Hồng Nga). Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012-2013.
  • Nghiên cứu tổng hợp butanol sinh học từ sắn bằng kĩ thuật lên men trực tiếp nguyên liệu không qua xử lý nhiệt (TS. Chu Kỳ Sơn). Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011-2013
  • Nghiên cứu sản xuất một số thực phẩm lên men từ thịt bò, thịt lợn (PGS. TS. Phan Thanh Tâm).Bộ Công thương, 2011-2012.

Đề tài KHCN cấp Thành phố/Tỉnh

  • Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học có bản chất tự nhiên phối hợp một số phụ gia an toàn để bảo quản nguyên liệu thủy sản ở tỉnh Quảng Nam. (PGS Phan Thanh Tâm). Sở Khoa học & Công nghệ Quảng Nam, 2015-2017

Đề tài Hợp tác quốc tế:

  • Mạng lưới các trường đại học và doanh nghiệp đào tạo về công nghiệp thực phẩm tại Đông Nam Á (NutriSEA) (Cộng đồng châu Âu – Dự án Erasmus +) 2016-2017
  • Nghiên cứu đa dạng thực vật và vi sinh vật và đỏi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm (TS. Chu Kỳ Sơn). Dự án liên trường đại học (PCSI), (http://pcsi2013.hust.edu.vn) (Coordinator), Tổ chức các trường đại học Pháp ngữ (AUF), 2013-2014.
  • Dự án an toàn thực phẩm Châu Âu (FOODSEG), (www.foodseg.net), EU- FP7, 2012-2014.

Đề tài KHCN cấp Trường

  • Nghiên cứu phát triển sản phẩm sữa lên men dạng khô chứa probiotics (PGS. Hồ Phú Hà), 2019
  • Nghiên cứu khả năng bảo quản nguyên liệu thịt lợn của phức hợp tinh dầu màng tang Litsea cubeba và chitosan (TS. Nguyễn Hải Vân), 2019
  • Nghiên cứu một số biến đổi của quả nhãn sau thu hái và phát triển sản phẩm nước uống từ quả nhãn (TS. Nguyễn Văn Hưng), 2019
  • Nghiên cứu tối ưu hóa điều kiện đông tụ protein trong sản xuất đậu phụ (PGS. Lương Hồng Nga), 2019
  • Nghiên cứu khả năng ức chế vi khuẩn của tinh dầu thực vật đến một số chủng vi sinh vật phân lập từ vú bò (TS. Nguyễn Chính Nghĩa), 2019
  • Phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp protease hoạt lực cao trong quá trình lên men chượp mắm Cát Hải (PGS. Nguyễn Thanh Hằng), 2017
  • Nghiên cứu khả năng tiền xử lý nho Ninh Thuận bằng axit hữu cơ ứng dụng trong công nghệ bảo quản bằng kỹ thuật kiểm soát thành phần khí quyển Controlled Atmosphere (CA) (NCS. Nguyễn Thị Hạnh), 2016
  • Nghiên cứu sử dụng nước hoạt tính để đẩy nhanh quá trình nảy mầm một số loại hạt ứng dụng trong sản xuất đồ uống dạng Kvas (TS. Nguyễn Văn Hưng), 2016.
  • Nghiên cứu ứng dụng vi khuẩn lactic để sản xuất đồ uống dạng sữa chua uống từ dịch ngô (TS. Nguyễn Tiến Cường), 2016
  • Phân lập và sơ bộ định tên hệ vi sinh vật gây thối hỏng nho Ninh Thuận (ThS. Nguyễn Thị Hạnh), 2015
  • Nghiên cứu bảo quản vải tươi bằng phương pháp hóa học và axit hữu cơ (ThS. Nguyễn Thị Hạnh), 2014
  • Nghiên cứu xây dựng qui trình thủy phân ngô ngọt để sản xuất sữa ngô (TS. Vũ Thu Trang), 2014.
  • Nghiên cứu và phát triển quy trình sản xuất vải sấy và nước quả vải chất lượng cao (PGS. Nguyễn Xuân Phương), 2012.
  • Nghiên cứu ứng dụng enzyme thế hệ mới( cellulose và protease) nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi tinh bột trong quy trình sản xuất tinh bột từ sắn tươi (ThS Nguyễn Thị Hoài Đức), 2012.
  • Nghiên cứu nuôi cấy tảo để sản xuất cồn sinh học (PGS. Nguyễn Thanh Hằng), 2012.

Sở hữu trí tuệ

  • “Phương pháp bảo quản sắn tươi” Cục sở hữu trí tuệ cấp năm 1986
  • “Quy trình sản xuất trứng luộc chay và sản phẩm trứng luộc chay”. Cục Sở hữu Trí tuệ cấp ngày 09/06/2014
. homescontents