Để có thể khẳng định vị thế và hội nhập với thế giới, ĐHBK Hà Nội đã xây dựng chiến lược nâng cao chất lượng để hướng đến các kiểm định khu vực và thế giới. Ngày 12/6/2017, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội được Hội đồng cấp cao HCERES của Pháp kết luận đánh giá đạt chuẩn kiểm định trường đại học với hiệu lực 5 năm. Trong số các chương trình đào tạo liên kết với các đối tác quốc tế, Trường ĐHBK Hà Nội có 3 chương trình kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) do Chính phủ Pháp tài trợ theo nghị định thư giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Pháp ký ngày 12/11/1997 và bắt đầu triển khai từ năm 1999. Các chương trình đào tạo này đã được CTI và ENAEE đánh giá, công nhận ở các giai đoạn 2004-2010, 2010-2016 và 2016-2022. Trường cũng đã thực hiện Tự đánh giá 02 chương trình tiên tiến là Cơ điện tử và KH&KT Vật liệu theo tiêu chuẩn ABET năm 2012-2013.
Công tác kiểm định, đánh giá các chương trình đào tạo được ĐHBK Hà Nội xác định là hoạt động có tầm quan trọng lớn, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động Trường.
Từ tháng 11/2015, Trường ĐHBK Hà Nội đã trở thành thành viên của Tổ chức đảm bảo chất lượng AUN-QA. Tính đến 2020, đã có 12 chương trình được được cấp giấy chứng nhận đánh giá ngoài đạt kết quả theo tiêu chuẩn AUN-QA.
- Khoa học máy tính – 2013
- Cơ điện tử; Hóa học; Vật liệu; Điện tử Viễn thông – T7/2017
- Kỹ thuật Y sinh; Khoa học và kỹ thuật vật liệu; Cơ điện tử – T10/2017
- Kỹ thuật Điện; Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa; Kỹ thuật Cơ khí động lực và Kỹ thuật Sinh học – T6/2019.
Dự kiến T9/ 2021 bốn chương trình tiếp theo được đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA bao gồm: Kỹ thuật thực phẩm, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật hàng không và Kỹ thuật in. Các chương trình đào tạo này cũng đã hoàn thành công tác tự đánh giá!
Thông qua công tác kiểm định chất lượng, các trường đại học đang dần hoàn thiện công tác quản trị đại học, nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút ngày càng nhiều người học hơn.