Trên thế giới kiểm định chất lượng giáo dục đã được hình thành và phát triển từ lâu ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ ra đời từ cuối thế kỷ 19. Hoạt động kiểm định bao gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài và đánh giá của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục để công nhận/không công nhận cơ sở giáo dục đạt chuẩn kiểm định. Hiện nay, hoạt động kiểm định càng trở nên phổ biến ở trên toàn thế giới bởi đây là một công cụ hiệu quả giúp các trường kiểm soát và đảm bảo chất lượng đào tạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tổ chức kiểm định về cơ sở giáo dục thế giới như Hội đồng cấp cao về kiểm định nghiên cứu và giáo dục (HCÉRES) của Cộng hòa Pháp, FIBAA… kiểm định chương trình như ABET, CTI, ACBSP, IET…và trong khu vực Đông Nam Á phổ biến là đánh giá ngoài theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA.
Tại Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo trên cơ sở việt hóa bộ tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo phiên bản thứ 3 của mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA). Bên cạnh kiểm định của các tổ chức trong nước, Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường kiểm định theo tiêu chí quốc tế như tổ chức ABET, CTI, FIBAA, ACBSP, AUN-QA…. Đạt được nhiều kiểm định quốc tế, thì uy tín của hệ thống giáo dục đại học của nước ta càng được nâng cao, từng bước đưa hoạt động chất lượng vào nề nếp, nâng tầm giáo dục Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
1. AUN-QA
AUN-QA (ASEAN University Network-Quality Assurance) mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á, hiện có 118 thành viên thuộc 10 nước và ở Việt Nam bao gồm 36 thành viên. AUN-QA đã ban hành 02 bộ tiêu chuẩn cho đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo. Bộ tiêu chuẩn của AUN-QA bao gồm 11 tiêu chuẩn, được thực hiện theo chu kỳ 5 năm. Được công nhận đánh giá AUN-QA sẽ đem lại cơ hội rất lớn cho cơ sở giáo dục như sự khẳng định chất lượng giáo dục đào tạo đối với với xã hội và các bên liên quan, tạo lợi thế cho hoạt động trao đổi sinh viên sinh viên, giảng viên giữa các trường đại học trong khu vực và từng bước khẳng định chất lượng, uy tín của cơ sở giáo dục trong khu vực.
11 Tiêu chuẩn đánh giá của AUN-QA:
- Tiêu chuẩn 1 – Chuẩn đầu ra
- Tiêu chuẩn 2 – Mô tả chương trình
- Tiêu chuẩn 3 – Cấu trúc và Nội dung Chương trình đào tạo
- Tiêu chuẩn 4 – Cách tiếp cận Dạy và Học
- Tiêu chuẩn 5 – Đánh giá người học
- Tiêu chuẩn 6 – Chất lượng giảng viên
- Tiêu chuẩn 7 – Chất lượng đội ngũ cán bộ hỗ trợ
- Tiêu chuẩn 8 – Chất lượng và hoạt động hỗ trợ Sinh viên
- Tiêu chuẩn 9 – Cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Tiêu chuẩn 10 – Nâng cao chất lượng
- Tiêu chuẩn 11 – Đầu ra
2. ABET
ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology) là Hội đồng Kiểm định Kỹ sư và Công nghệ, được thành lập từ năm 1932, là tổ chức kiểm định của Mỹ có uy tín trên thế giới về các lĩnh vực Kỹ thuật, Công nghệ, Điện toán và Khoa học ứng dụng. Bộ tiêu chuẩn của ABET bao gồm 8 tiêu chuẩn, được thực hiện theo chu kỳ 6 năm. Đạt được kiểm định ABET không chỉ là khẳng định chất lượng, uy tín của các cơ sở giáo dục đào tạo ở Việt Nam mà còn là nền giáo dục đại học Việt Nam với hệ thống giáo dục trên thế giới.
Các tiêu chuẩn của ABET
- Tiêu chuẩn 1 – Sinh viên
- Tiêu chuẩn 2 – Mục tiêu đào tạo
- Tiêu chuẩn 3 – Khả năng sinh viên
- Tiêu chuẩn 4 – Liên tục cải thiện
- Tiêu chuẩn 5 – Chương trình đào tạo
- Tiêu chuẩn 6 – Ban lãnh đạo
- Tiêu chuẩn 7 – Cơ sở vật chất
- Tiêu chuẩn 8 – Hỗ trợ về thể chế.
https://www.abet.org/accreditation/accreditation-criteria/
3. IET
IET (Institution of Engineering and Technology) được thành lập vào năm 2006 do sự tham gia của IEE (Institution of Electrical Engineers) và IIE (Institution of Incorporated Engineers).
Chứng nhận IET là quá trình xem xét một chương trình kỹ thuật – có thể là một khóa học, một chương trình sau đại học hoặc một chương trình học nghề – để đánh giá xem nó có đáp ứng một bộ tiêu chuẩn xác định hay không. Mỗi chương trình được IET xem xét công nhận sẽ được xem xét dựa trên các Tiêu chuẩn sau đây:
- Tiêu chuẩn 1 – Mục tiêu của chương trình, chuẩn đầu ra và nội dung
- Tiêu chuẩn 2 – Kết quả học tập
- Tiêu chuẩn 3 – Đánh giá
- Tiêu chuẩn 4 – Dự án
- Tiêu chuẩn 5 – Hỗ trợ sinh viên và đội ngũ cán bộ
- Tiêu chuẩn 6 – Nguồn lực và cơ sở vật chất
- Tiêu chuẩn 7 – Đảm bảo và nâng cao chất lượng.
https://www.theiet.org/career/accreditation/