Đề tài, dự án hợp tác quốc tế

Đề tài, dự án hợp tác quốc tế

  1. Nghiên cứu phát triển sản phẩm pho-mát tươi có lợi cho sức khỏe thích hợp với thị trường Cộng hòa Séc và Việt Nam (Nghị định thư CH Séc – Việt Nam, Bộ Khoa học và công nghệ). PGS. Vũ Thu Trang, 2022 – 2024
  2. Nghiên cứu tạo chủng Vibrio natriegens chuyển hóa N-acetyl glucosamine thành lysine để sản xuất chế phẩm lysine từ phụ phẩm chế biến tôm (Nghị định thư Đức – Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ). PGS. TS. Lê Thanh Hà, 2021 – 2024
  3. Mạng lưới đa ngành đánh giá và tăng cơ hội cho chuỗi giá trị protein có nguồn gốc thực vật bằng cách nâng cao giá trị phụ phẩm thực phẩm và an toàn thực phẩm (Dự án GCRF và UK Research and Innovation), PGS. TS. Chu Kỳ Sơn, 2021-2022
  4. GREEN waste management new edUcation System for recycling and environmental protection in asia (GREENUS) (Cộng đồng châu Âu – Dự án Erasmus +). PGS. TS. Nguyễn Lan Hương, 2021-2024
  5. Phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến cho ngành công nghiệp sữa Việt Nam (Dự án FOAR – Bộ Ngoại giao Argentina). PGS. TS. Chu Kỳ Sơn, 2018 – 2019
  6. Các trường đại học là đối tác quan trọng để giải quyết các thách thức mới về chất lượng và an toàn thực phẩm trong khối ASEAN (AsiFood) (Cộng đồng châu Âu – Dự án Erasmus +), PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Tú, 2016-2018
  7. Mạng lưới các trường đại học và doanh nghiệp đào tạo về công nghiệp thực phẩm tại Đông Nam Á (NutriSEA) (Cộng đồng châu Âu – Dự án Erasmus +), TS. Chu Kỳ Sơn, 2016-2018
  8. Nghiên cứu phát triển phương pháp, công cụ phân tích nhanh vi sinh vật gây bệnh và độc tố trong các sản phẩm thủy sản (Nghị định thư Ý – Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ). TS. Lê Quang Hòa, 2014-2017
  9. Nghiên cứu tận dụng phụ phẩm của các nhà máy cồn để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Nghị định thư Rumani – Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ). TS. Chu Kỳ Sơn, 2014-2016.
  10. Hợp tác nghiên cứu chuyển hóa sinh học phụ phẩm và chất thải của sản xuất cao su tự nhiên cho mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh học thế hệ hai và giảm thiểu ô nhiễm môi trường (Nghị định thư  Nhật Bản – Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ). PGS.TS. Tô Kim Anh, 2012-2014.
  11. Nghiên cứu giải pháp công nghệ vi sinh để hạn chế vi sinh vật gây bệnh trong một số sản phẩm thực phẩm lên men truyền thống (Nghị định thư Pháp – Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ). PGS.TS. Lê Thanh Mai, 2008-2010.
  12. Nghiên cứu công nghệ sản xuất cồn sinh học từ nguyên liệu sắn khô (Nghị định thư Thái Lan – Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ). TS. Chu Kỳ Sơn, 2008-2010.
  13. Nghiên cứu nâng cao hiệu suất thu hồi dầu gấc và giảm thiểu tổn hao carotenoid trong dầu gấc bằng phương pháp chiết xuất dầu trực tiếp từ gấc tươi (Mạng lưới AUNSEED Net), TS. Nguyễn Ngọc Hoàng, 2016-2018
  14. Nghiên cứu biểu hiện protein vỏ VP28 từ virus gây bệnh đốm trắng trong vi khuẩn Lactobacillus và ứng dụng làm vaccine phòng bệnh cho tôm (Quỹ nghiên cứu khoa học quốc tế – IFS, Thụy Điển). TS. Nguyễn Tiến Thành, 2015-2017
  15. Nghiên cứu sản xuất đường lên men ở nồng độ chất khô cao từ sinh khối bằng xúc tác sinh học. PGS.TS. Tô Kim Anh, 2015-2016
  16. Khai thác đa dạng thực vật và vi sinh vật để nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm (Tổ chức các trường Đại học Pháp ngữ (AUF). TS. Chu Kỳ Sơn, 2013-2014.
  17. Nghiên cứu giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch của khoai mỡ và sắn (GRATITUDE)  (Cộng đông châu Âu (FP7-EU). PGS.TS. Tô Kim Anh, 2012-2014.
  18. Tăng cường hợp tác nghiên cứu An toàn thực phẩm trong khối cộng đồng chung châu Âu mở rộng (FOODSEG) www.foodseg.net. (Cộng đông châu Âu (FP7-EU). PGS.TS. Tô Kim Anh, 2011-2013.
  19. Nghiên cứu sản xuất maltodextrin và axit lactic từ một số loại tinh bột của Đông Nam Á (Tổ chức Cộng đồng các trường Đại học Pháp ngữ (AUF), CSTRU, AIT, CIRAD). PGS.TS. Lê Thanh Mai, 2010-2011.
  20. Nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật LAMP phân biệt cá tra và cá basa (Pangasius bocourti Pangasius hypophthalmus) (GUYOMARCH VN Ltd.). PGS.TS. Trương Quốc Phong, 2009-2010..
  21. Nâng cao giá trị phụ phẩm nông nghiệp thông qua phát triển công nghệ sinh học để sản xuất nhiên liêu sinh học thế hệ thứ hai (Tổ chức Cộng đồng các trường Đại học Pháp ngữ – AUF). GS. Hà Duyên Tư và PGS. Tô Kim Anh, 2008-2010.
  22. Nghiên cứu quá trình thích nghi cây lúa với môi trường mặn (Quỹ nghiên cứu khoa học quốc tế (IFS), Thụy Điển). TS. Lê Quang Hòa, 2008-2010.